CHÚ GIẢI TIN MỪNG
THỨ TƯ TUẦN XIX MÙA THƯỜNG NIÊN
TIN MỪNG: Mt 18,15-20
Noel Quesson - Chú Giải

Bài đọc I: Đnl 34,1-12
Môsê từ đồng bằng Môab, đi lên núi Nêbô, ngay trước mặt thành Giêricô.
Từ trên đỉnh cao ngọn núi bao quát biển chết và thung lũng Giođan, dưới bầu trời trong sáng người ta nhìn thấy cả vùng Giêrusalem, “đất Palestina”.
Chính trên đỉnh núi này mà Môsê từ trần rất gần Đất Hứa.
Chúa cho ông thấy khắp xứ và phán cùng ông rằng: “Đây là Đất Ta đã thề hứa với Abraham, Isaac và Giacob bằng những lời này: Ta sẽ ban nó cho con cháu ngươi, Ta đã cho người thấy tận mắt xứ ấy, nhưng người sẽ không được qua bên đó”.
Sau sa mạc Nugueb, sau những đồng cỏ hoang Moab, đây là một quê hương an lạc thực sự mà Môsê thấy tận mắt, vườn dừa xanh mướt Giêricô, những vùng đất được dẫn thủy bên bờ Giođan. Đây là óc đảo, sung túc, sau những hành trình khổ cực dưới ánh mặt trời, đói khát.
Bởi vậy, đây là kết quả của cả đời người, đã hiến phần nhất của mình để “giải thoát dân” và dẫn họ vào miền đất tự do và hạnh phúc". Một miền đất chảy tràn sữa mật!
Giai thoại thật cảm kích. Môsê sẽ không đích thân tiến vào.
Cái nhìn của Môsê là cả một biểu tượng.
Lạy Chúa, xin cho chúng con được can đảm nhất định làm trong Đức tin, dầu chúng con không thể hoàn tất công trình theo cách thế nhân loại: phải bắt đầu, phải theo đuổi!
Môsê tôi tớ của Chúa, đã qua đời tại đó, trên đất Moab, như Chúa đã -truyền dạy. Ong được chôn cất trong thung lũng, tại xứ Moab, ngay trước mặt thành Phagor. Mãi đến nay, không ai biết ngôi mộ của ông.
Mầu nhiệm sự chết.
Nếu đây là chấm dứt của một đời người, không gì phi lý hơn. Nhưng Đức tin chúng ta nói với chúng ta rằng sự chết chỉ là một giai đoạn: Thiên Chúa, Người vẫn sống, và chúng ta chuyển vào người để sống bằng sự sống của người.
Trên núi Biến hình, Môsê đã đứng Elia gần Chúa Giêsu, đàm đạo với Người (Mc 9,4). Sự sống tiếp tục, chương trình của Thiên Chúa tiếp tục. Tân ước tiếp nối Môsê. Tôi có tin thật rằng Hôm nay, Thiên Chúa luôn theo đuổi chương trình của Người không?
Về sau trong Israel không còn tiên tri nào như Môsê đứng lên nữa. Ông là người Thiên Chúa từng quen mặt.
Môsê, “tôi tớ của Thiên Chúa”, sứ ngôn mà Chúa thường gặp mặt”.
Người ta ghi giữ kỷ niệm về ông, như về một con người đặc biệt một con người, người ta không còn thấy nữa!
Nhưng các tác giả Tin Mừng sẽ trình bày Chúa Giêsu đích thực như một “Môsê mới ". Tôi tớ chân thực của Thiên Chúa, Đấng hơn cả Môsê đã biết Thiên Chúa tận mặt.
Trong các cuộc tranh luận với các người đương thời của Người, Chúa Giêsu thường nói về Môsê. Ong này được coi như người trung gian và người bảo trợ dân Do Thái trước mặt Chúa! Chúa Giêsu dám trình bày ông như người tố cáo họ (Ga 5,45-46). Vì họ đã không muốn hiểu rằng ý nghĩa thực sự của lề luật là hướng về sự mạc khải quyết định mà Chúa Giêsu mang lại. Nếu lề luật được ban bởi Môsê, ân- sủng và chân lý do Chúa Giêsu Kitô mà đến” (Ga 1,17). "Quả thật, Môsê không ban cho các ngươi bánh bởi trời. Nhưng chính Cha Ta mới ban cho các người b1nh bởi trời đích thực (Ga 6, 22)
Tôi thầm chiêm ngắm sự tiếp nối các công trình của Thiên Chúa.
Môsê và dân Israel... Chúa Giêsu và Hội Thánh Hôm Nay... Chúa Cha theo đuổi chương trình của Người không mệt mỏi. Lịch sử' hiện thời nằm trong chuyển động vĩ đại này. Tôi có dự phần vào đó không?
Bài đọc II: Ed 9,1-7.10,18-22
Trang sách mà ta sắp đọc hôm nay, cũng như nhiều trang khác, có ít nhiều điều chướng tai. Êdêkien là một người được thị kiến. Các hình ảnh ông diễn tả thật rạng rỡ và hùng mạnh như một màn. phim bạo động.
Tùy trạng thái tinh thần và các nhu cầu thiêng liêng của ta, tùy các trường hợp, chúng ta có thể hoặc nhờ những lời hăm dọa diễn ra trong đó mà ta được thức tỉnh cách sâu xa. Hoặc nhờ những yếu tố tích cực chứa đựng trong đó mà cầu nguyện.
Giavê Thiên Chúa đã hô một tiếng lớn vào tai tôi.
Thường thường Thiên Chúa của Êdêkien là một vị Thiên Chúa hay “hô lớn tiếng”.
Biết bao lời vào thời ấy, đã sống trong mộng ảo, không thấy được mối đe dọa đang đến!
Đức Giêsu, trong những bài giảng thuyết cuối cùng cũng sẽ nhấn mạnh đến sự vô tốt đáng trách của biết bao kẻ xem thường thân phận con người mỏng dòn của mình: “Vậy anh em phải đề phòng chớ để lòng mình đắm say sắc tửu, kẻo ngày ấy như một chiếc lưới bất thần chụp xuống đầu anh em" (Lc 21,84).
Hỡi các tai ương, hãy tiến vào thành, mỗi người trong các người cầm dụng cụ để trừ diệt.
Pascal đã diễn tả, bằng những lời lẽ khó quên, thân phận bị đe dọa của con người, khi nhấn mạnh đến sự nhẹ dạ kỳ lạ của những kẻ không muốn nghĩ đến điều đó: "một người trong ngục thất, không biết có trát bắt giam mình, nó chỉ còn một giờ để hay biết tin ấy và chỉ còn giờ ấy thôi nếu biết chạy chọt xin bãi án, thay vì dùng giờ ấy để thăm dò xem mình có bị trát bắt hay không, thì nó lại dùng giờ ấy để đánh bài".
Lạy Chúa, xin ban cho chúng con biết dùng nên những giờ phút còn lại.
Ngươi hãy rảo khắp thành và ghi dấu thập tự trên trán những người đang rên xiết khóc la vì các điều ghê tởm chúng phạm ở đó.
Những kẻ được miễn phạt, là những người sáng suốt, biết nhìn nhận tội lỗi thế gian và biết khóc lóc vì tội lỗi thế gian.
Thánh Gioan, trong sách Khải huyền, sẽ lấy lại đúng hình ảnh này: “khoan đã, xin đừng phá hoại đất liền, trước khi chúng tôi đóng ấn trên trán các tôi tớ Thiên Chúa chúng tôi” (Kh 7,3).
Và ước gì tôi cũng như các tâm hồn nhạy cảm này biết cảm xúc sâu xa sự liên đới của mình với tội lỗi thế giới để “mang lấy" nó và “cứu chuộc” nó theo sức mình.
Vinh quang Giavê đã bỏ tiền đường đền thờ và đã dùng lại trên các Kêrubim. Các Kêrubim đã giương cánh: họ bay bổng lên trước mặt tôi… đó là sinh vật mà tôi đã trông thấy ở phía dưới Thiên Chúa Israel, gần sông Kébar.
Sau hình ảnh này, có một chân lý tối quan trọng.
Thiên Chúa rời bỏ đền thờ Giêrusalem để tìm đến với các người bị lưu đày đang khốn khổ trên bờ sông Babylon. Đó là một trực giác lạ thường.
Thay vì cứ ngồi mà than khóc cảnh tượng điêu tàn của Đền thờ cách vô ích, vị ngôn sứ thấy Thiên Chúa đi vào sống trong đất ngoại bang: Giavê không bị trói buộc vào một đền thờ hay nơi chốn nào nhất định... Người hiện diện khắp nơi nhất là nơi mà người ta còn tin tưởng Người, nơi các người nghèo đang đau khổ.
Lạy Chúa, xin giúp con, để con luôn có được niềm xác tín này là người ở với con, trong chốn con sinh hoạt, và ngay giữa các thử thách của con.
Trả lời cho người phụ nữ Samaria hỏi về nơi xứng đáng nhất để tôn thờ Thiên Chúa. Đức Giêsu sẽ nói: "Này chị, hãy tin tôi, đã đến giờ không phải trên núi này hay tại Giêrusalem mà các người sẽ thờ phượng Chúa Cha. Những người thờ phượng đích thực, sẽ thờ phượng Cha theo Thần khí và Sự thật (Ga 4,21-23).
BÀI TIN MỪNG: Mt 18,15-20
Nếu người anh em của anh trót phạm tội.
Vấn đề này đã được nêu lên trong đoạn văn trước Đức Giêsu đã nói, không được khinh bỉ, nhưng đi kiếm tìm kẻ “lầm lạc".
Giáo hội không phải là một cộng đoàn những người "sạch trong" (nguyên tuyền). Nếu người ta có đưa ra vấn đề: Kitô hữu nào có tốt gì hơn những kẻ khác”, đương nhiên ta cũng phải công nhận đúng vậy. Chính Đức Giêsu đã thấy trước điều đó và đã ra một loạt những thái độ phải giữ trong trường
hợp này.
Anh hãy đi sửa nó, một mình nói với nó mà thôi. Nếu nó chịu nghe anh, thì tức là anh đã chinh phục được người anh em mình.
Đức Giêsu lưu ý: người nào nhận ra "điều xấu” nơi người anh em khác, cần phải đi bước đầu. Nhưng bước đầu tiên cũng nên thực hiện cách kín đáo, giữa hai người với nhau thôi để lỗi lầm được giữ kín tối đa, và người anh em có thể bảo toàn được tiếng tốt và danh dự của họ.
Ta có tế nhị như Đức Giêsu, hay quen vội vã công bố khiếm khuyết của kẻ khác? Ta có quen “tiếp xúc cá nhân", hay chỉ trích công khai hóa những sai lầm? Những can thiệp của ta có nhắm đến cứu vớt, "chinh phục" người anh của ta, hay lại góp phần làm họ lún sâu hơn. Vậy tình trạng xấu ác?
Còn nếu nó không chịu nghe, thì hãy đem theo một hay hai người nữa, để mọi công việc được giải quyết nhờ có ba mặt một lời. Nếu nó không thèm nghe họ, thì hãy đi thưa cộng đoàn. Nếu cộng đoàn mà nó cũng chẳng chịu nghe, thì hãy kể nó như một người dân ngoại hay một người thu thuế.
Trong mức độ tiến dần trên đây, có nhiều chỉ dẫn quan trọng:
1. Không đầu hàng trước thất bại: dùng những phương thế khác, tiếp tục quyết tâm cứu giúp.
2. Đứng sử dụng những kiểu kết án khắt khe mà không thử dùng các phương thế khác.
3. Không được phán quyết cách chủ quan, mà phải dựa vào chung quyết của toàn thể cộng đoàn, của Giáo hội.
4. Cuối cùng, ta cần ghi nhận rằng, chính người anh em đã tự động đặt mình ra ngoài cộng đoàn, do nhiều lần liên tiếp chối từ. Tính cứng rắn của câu cuối cùng (Hãy kể nó như một người dân ngoại") rõ ràng chỉ có thể hiểu, vì ta đã thử dùng mọi cách để giúp kẻ có tội trở lại mà không được!
Trong nhóm, trong cộng đoàn của ta, trong Giáo hội, ta có lựa chọn những thái độ nhân ái như thế không? Mỗi nguy cơ to lớn của mỗi nhóm người kém đạo đức, là thích lập phe phái tự thu mình vào trong những tiểu tiết, chỉ mất giờ tìm cách loại trừ những ai không đồng quan điểm với mình: Kết án, chỉ trích, phản đối... kẻ khác!
Dưới đất, anh em cầm buộc những điều gì, trên trời cũng cầm buộc như vậy. Dưới đất, anh em tháo cởi những điều gì trên trời cững tháo cởi như vậy.
Lạ thật! Giờ đây Đức Giêsu nói với toàn thể cộng đoàn điều người chỉ nói riêng với Phêrô (Mt 16,19). Mọi phần tử trong cộng đoàn theo ý Chúa, buộc phải tha thứ cho anh em mình. Và đúng thế, điều đó rất hợp với tâm lý. Nhiều người chỉ khám phá “sự tha thứ của Thiên Chúa" (trên trời), nếu họ gặp thấy bên cạnh họ, những người anh em (dưới đất), cũng thể hiện trong cung cách sống của họ một thái độ cụ thể tình thương và tha thứ.
Giáo hội là nơi tuyệt vời chất chứa lòng thương xót. Kitô hữu đính kết với Thiên Chúa. Giữa “trời" và "đất', có sự giống nhau. Trách nhiệm cao cả biết bao!
Thầy còn bảo thật anh em: ở đâu có hai ba người họp lại nhân danh Thầy, thì có Thầy ở đấy, ở giữa họ.
Cần phải "cùng nhau" cầu nguyện. Không nên chỉ đóng khung trong những ý nguyện nhỏ bé hay thái độ cá nhân hạn hẹp. "Sống với” Từ Công đồng Vatican II, Giáo hội hôm nay lại làm nổi bật sự cần thiết mọi người phải cùng nhau cầu nguyện, và chiều kích tập thể của mọi Bí tích.
Giáo phận Nha Trang - Chú Giải
Sửa lỗi anh em.
NHẬN THỨC VÀ ÁP DỤNG:
1. Qua dụ ngôn về con chiên lạc, Chúa Giê-su đã cho biết: Thiên-Chúa không muốn cho một tội nhân nào phải hư đi (18,4), nên qua bài Tin-Mừng hôm nay, Người buộc chúng ta phải làm hết sức mình để sửa lỗi cho nhau. Điều này đòi hỏi những phần tử sống trong cộng đoàn phải lưu tâm đến vấn đề không được để một ai hư mất, nghĩa là phải tích cực đóng góp phần mình vào công việc giúp đỡ lẫn nhau sống hoàn thiện. Cần tránh những thái độ lãnh đạm, thờ ơ, khinh khi xét đoán và kết án tha nhân, nhất là những người cần phải được giúp đỡ để trở nên hoàn thiện hơn.
2. Trong cộng đoàn, để giúp nhau sống hoàn thiện thì cần phải biết sửa lỗi cho nhau. Ở đây Chúa Giê-su đưa ra đường lối để sửa lỗi:
a) Cách sửa lỗi:
- Anh em trót phạm tội: nghĩa là có lỗi thật.
- Sửa lỗi cách kín đáo giữa mình với người có lỗi mà thôi. Điều này đòi hỏi phải giữ kín để bảo vệ phẩm giá và để tránh sự tự ái của người có lỗi.
- Nếu cách đó không thành công thì mời thêm nhân chứng, nghĩa là mời thêm người có thế giá và uy tín đối với tội nhân, để khơi dậy lòng tin tưởng cho tội nhân.
- Nếu cách này chưa thành công thì hãy công khai sự việc cho những người có trách nhiệm và chuyên môn biết, đó là Hội Thánh. Vì Hội Thánh có quyền cầm buộc và tháo gỡ.
- Nếu Hội Thánh mà tội nhân cũng chẳng nghe thì hãy coi họ như người ngoại, nghĩa là như những kẻ không có lòng tin vào Thiên-Chúa nữa. Điều này cho thấy khi gặp trường hợp cố chấp như vậy, thì hãy phó thác cho Thiên-Chúa để Người xử sự, và để tội nhân chịu trách nhiệm với Chúa về chính bản thân mình. Ở đây cho thấy Chúa không bảo ta đưa tội nhân ra trước tòa án phần đời. Vì thế chúng ta không nên kiện cáo để đem nhau ra trước tòa án phần đời. Phó thác tội nhân cho Thiên-Chúa là thái độ chờ đợi tội nhân trở về, chứ không kết án.
b) Tinh thần sửa lỗi cho nhau:
Việc sửa lỗi cho nhau đặt nền trên đức ái, nhằm cứu vãn và xây dựng hơn là áp dụng kỷ luật. Vì thế, Chúa muốn mọi phương thức phải được sử dụng để đưa người mắc tội trở về trước khi đưa vấn đề ra cộng đoàn. Ngay cả khi phải dùng nhân chứng, thì cũng phải tố cáo theo pháp lý, nhưng để có những người góp phần khuyên nhủ theo tình huynh đệ, hầu giúp người mắc tội được cảm thông và can đảm trở về.
Cuối cùng, phải đưa sự việc ra trước Hội Thánh (cộng đoàn) thì phải hiểu là trước những người có trách nhiệm chính thức. Lẽ dĩ nhiên những người này phải dùng những biện pháp theo tiêu chuẩn đức ái để chinh phục đương sự. Nếu phải dùng quyền để loại trừ một phần tử bất khẳng, thì điều này cũng chỉ vì bác ái mà thôi, bác ái đối với đương sự trước tiên, để đương sự biết hồi tâm hoán cải, sau đó bác ái đối với những phần tử khác trong cộng đoàn, kẻo có ai theo gương xấu mà phạm tội.
3. “… Dưới đất anh em cầm buộc những điều gì, trên trời cũng cầm buộc như vậy …”:
Ở đây muốn nói đến quyền cầm buộc và tháo cởi mà Chúa ban cho Hội Thánh, tuy nhiên điều này cũng nhắc nhở chúng ta phải mau mắn giúp đỡ cho tội nhân trở về; nếu chúng ta không giúp đỡ, thì chúng ta ở trong thế cầm buộc tha nhân.
4. “Nếu ở dưới đất, hai người trong anh em hợp lời cầu xin bất cứ điều gì, thì Cha Thầy, Đấng ngự trên trời sẽ ban cho …”:
Trong việc sửa lỗi cho nhau, Chúa cũng nhấn mạnh đến sự cầu nguyện chung với nhau, và cho nhau. Khi có hai người khuyên bảo tội nhân thì đắc lực hơn một người. Khi có hai người đồng tâm nhất trí cầu nguyện cho tội nhân ăn năn trở lại, thì hẳn là hiệu nghiệm hơn một người.
Đàng khác, cầu nguyện chung là một phương thức cổ võ, duy trì tình bác ái và hiệp nhất trong cộng đoàn. Hơn nữa, cầu nguyện là nơi thực hiện tinh thần tâm đầu ý hiệp với nhau trong cộng đoàn vì nhân danh Chúa Giê-su. Vì thế Chúa Giêsu khẳng định sự hiện diện của Người để bảo đảm cho hiệu năng của lời cầu nguyện trước mặt Chúa Cha và thành công cho công cuộc chung.